Tìm hiểu cách làm lạp xưởng miền Tây – đặc sản Nam Bộ

Nam Bộ là một vùng đất nổi tiếng với rất nhiều món ăn ngon hấp dẫn, trong đó có đặc sản lạp xưởng miền tây. Đây là thứ quà ăn vặt hoặc dùng với cơm được du khách lựa chọn khi có cơ hội đến với vùng đất này. Cùng mayxaythitlamgio.com tìm hiểu nguồn gốc và cách làm lạp xưởng miền Tây qua bài viết sau nhé.

cách làm lạp xưởng miền Tây

Đôi nét về đặc sản lạp xưởng miền Tây 

Lạp Xưởng được ưa chuộc tại Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc

Lạp xưởng là một món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc, tuy nhiên khi du nhập và Việt Nam nó đã trở thành một đặc sản hấp dẫn được nhiều người thưởng thức. Đặc biệt là trong những ngày tết cổ truyền, trong mâm cơm không thể thiếu một đĩa lạp xưởng.

Cách làm lạp xưởng miền Tây

Có rất nhiều vùng nổi tiếng về làm món ăn này, nhưng lạp xưởng miền Tây luôn có một hương vị riêng làm du khách không thể quên được khi có cơ hội thưởng thức. Vị chua ngọt, cay cay, thơm và rắn chắc tạo nên một thương hiệu riêng cho món ngon miền tây nam bộ này.

Cách làm lạp xưởng miền Tây vô cùng đặc biệt

Một điểm đặc biệt nữa ở món ăn miền tây lạp xưởng chính là sau khi chế biến mỡ sẽ ngấm vào trong thịt, khi cắt lát bạn sẽ không còn thấy mỡ mà chỉ có các mặt thịt khô và dính với nhau. Điều này giúp cho người ăn không có cảm giác bị ngán, màu thịt hồng cũng trở nên hấp dẫn hơn.

Cách làm lạp xưởng miền Tây

Để hiểu rõ hơn về lạp xưởng miền Tây, quý khách có thể đến trực tiếp các cơ sở, nhà dân để xem cách thức tạo ra những chiếc lạp xưởng thơm ngon. Tại đây, sự khác biệt của lạp xưởng đặc sản miền tây là được trau chuốt từ nguyên liệu cho đến các khâu chế biến. Cùng theo dõi tiếp bài viết để có nắm rõ được cách làm lạp xưởng miền Tây

Lưu ý khi chọn nguyên liệu làm lạp xưởng

  • Nguyên liệu chính của lạp xưởng miền Tây chính là thịt lợn tươi sống, khâu chọn thịt vô cùng quan trọng bởi nó quyết định đến chất lượng và vị sản phẩm
  • Thịt nạc đùi khi mua về để làm phải còn nóng, được đưa từ lò mổ về.
  • Bề mặt thịt không dính tạp chất, có độ đàn hồi nhất định, hơn nữa miếng thịt cũng không sót xương, gân và lông.

cách làm lạp xưởng miền Tây

Nếu như lấy phần thịt khác thì lạp xưởng sẽ không chắc, ăn bị bở khiến cho người ăn có cảm giác ngán. Do đó, để làm được món ăn này ngon đúng chuẩn hương vị thì bạn nên lưu ý khi chọn mua nguyên liệu.

Lưu ý khi chọn mỡ lợn làm lạp xưởng đặc sản miền Tây

  •  Chọn mỡ cứng ở trạng thái đông lạnh.
  • Mỡ sạch phải sạch không bị dính đất cát để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Ruột lợn để làm lạp xưởng không bị hôi, không có mùi lạ và không có mùi chua, như vậy món ăn mới bảo quản được lâu.

cách làm lạp xưởng miền Tây

Cách làm lạp xưởng miền Tây đúng gốc

Nguyên liệu làm lạp xưởng miền Tây

  • Thịt lợn nạc: khoảng 2kg
  • Mỡ lợn: 500g
  • Rượu Mai Quế Lộ: 150ml
  • Rượu trắng: khoảng 4 ống
  • Ruột lợn khô: 5m
  • Đường hạt nhỏ: 200g
  • Muối: 50g
  • Hạt tiêu: khoảng 2 thìa cà phê.

Hướng dẫn chi tiết cách làm lạp xưởng miền Tây

Bước 1 : Cách làm lạp xưởng miền Tây – chế biến phần mỡ

Rửa sạch mỡ với nước muối, để ráo nước và thái thành nhỏ và mỏng. Tiếp đến cho đường vào, đeo bao tay chuyên dụng cho nấu ăn để trộn đều để gia vị ngấm vào mỡ. Sau đó bạn cho mỡ lợn phơi một ngày nắng, chú ý nếu nắng không gắt thì bạn có thể phơi hai ngày.

Cách làm lạp xưởng miền Tây

Bước 2: Cách làm lạp xưởng miền Tây – chế biến phần thịt

Thịt nạc đem xay nhuyễn rồi cho rượu Mai Quế Lộ vào, sau đó cho mỡ đã được phơi nắng vào cùng để trộn đều. Đồng thời, bỏ thêm các gia vị như tiêu xay, tiêu hạt và muối và trộn thêm một lần nữa.

Cách làm lạp xưởng miền Tây

Bước 3: Nhồi lạp xưởng

Đối với ruột heo, nếu quý khách sử dụng ruột heo khô thì hãy ngâm với nước trước khi dồn còn nếu sử dụng ruột tươi thì bạn mua ruột về sơ chế sạch phần trong và ngoài của ruột, dùng muỗng cạo ruột cho sạch, rồi rửa sạch, ngâm với rượu

Cách làm lạp xưởng miền Tây

Các loại máy móc nhồi lạp xưởng chuyên dụng được bán tại web Viễn Đông, từ các máy nhồi 3kg – 7kg phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng cũng như các doanh nghiệp. Khi nhồi, nhồi từ từ phần thân thịt trộn mỡ vào ruột non. Lưu ý không nhồi quá nhiều hoặc quá ít. Nếu nhồi quá nhiều, sau khi phơi mang đi rán có thể bị nứt hoặc nếu nhồi quá ít, miếng lạp xưởng bị teo nhỏ, không còn thẩm mỹ

Bước 4 : Phơi lạp xưởng 

Cho lạp xưởng phơi nắng, đối với sản phẩm này bạn nên phơi khoảng 4 ngày nắng gắt. Cho đến khi thấy lạp xưởng săn lại thì có thể mang ra dùng. Lạp xưởng miền Tây có thể để được lâu, bạn cũng dễ dàng trong việc bảo quản, chỉ cần cho vào ngăn mát tủ lạnh khi nào sử dụng mang ra là được.

Cách làm lạp xưởng miền Tây

So sánh lạp xưởng miền Tây và lạp xưởng người Hoa

Về cách làm lạp xưởng miền Tây và lạp xưởng người Hoa, có thể thấy các bước làm giống hệt nhau từ khâu chế biến đến khâu bảo quản thành phẩm. Điểm khác biệt duy nhất chính là lạp xưởng miền Tây sử dụng các loại gia vị thân thuộc như đường, muối, tiêu còn với lạp xưởng của người Hoa thì sử dụng bột xá xíu và bột tỏi, từ đó dẫn đến mùi vị đặc trưng khác nhau của 2 loại lạp xưởng này.

Cách làm lạp xưởng miền Tây

Ưu điểm của việc làm lạp xưởng miền Tây chính là những nguyên liệu dân dã luôn có sẵn trong căn bếp của người chế biến mà không cần tìm mua những nguyên liệu khó tìm. 

Qua bài viết trên, chắc hẳn quý khách đã hiểu rõ hơn về cách làm lạp xưởng miền Tây rồi phải không? Nếu có cơ hội đến với vùng đất nên thơ trữ tình này, ngoài khám phá những địa danh du lịch miền Tây nổi tiếng tại Phú Quốc, Cần Thơ, An Giang, Long An, Bến Tre…, bạn nên thưởng thức hết các đặc sản nơi đây.

 

Viết bình luận tại đây

© 2022 Máy xay giò chả Viễn Đông. Thiết kế Website bởi VietMoz.